hoHổ – chúa sơn lâm nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi môi trường sống đang bị thay đổi và sự săn bắt của con người. Loài hổ được biết đến rất nhiều với cao hổ (dùng bộ xương để nấu) và bánh chè hổ (tin đồn để chữa các bệnh xương khớp)….tuy nhiên người sử dụng phải bỏ ra một số tiền rất lớn cũng như có nguy cơ vi phạm pháp luật

Trước hết Ngưng tạo nghiệp cùng các bạn tìm hiểu hiện trạng về các thông tin tác dụng cũng như giá cả cao hổ cốt nhé

Contents

Cao hổ có tác dụng gì?

Thành phần hóa học

Trong Hổ cốt (xương Hổ) có chứa các thành phần như:

  • Calcium Phosphate
  • Calcium Carbonat
  • Collagen
  • Magiesium Phosphat
  • Mỡ
  • Gelatin
  • 17 Amino Acid
  • Canxi
  • Protein
  • Photpho
  • chất keo

Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao do lượng Acid Amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác.

Cách tạo ra Cao hổ cốt:

Cao hổ cốt loại tốt thường được sơ chế và bào chế qua 3 công đoạn:

Làm sạch:

Xương tươi hoặc khô còn dính thịt cần được cho vào nước vôi loãng, ngâm qua một đêm, sau đó cạo rửa thật sạch. Đôi khi có thể luộc xương Hổ với rau cải, lại dùng trấu thóc nếp hoặc cát mịn đánh cho xương sáng bóng lên.

Xương chi trước Hổ sau khi thu cần làm sạch, loại bỏ thịt, gân và tủy xương bằng cách ngâm xương với nước vôi loãng hoặc đem luộc với lá đu đủ non. Xương Hổ cần làm thật sạch kỹ, bỏ hết thịt, gân, tủy để tránh sinh giòi bọ, làm hỏng cao hoặc thậm chí là gây ngộ độc cho người sử dụng.

Xương bánh chè cũng cần làm sạch thịt, gân, tủy ngâm tẩm với nước gừng, sao khô, tẩm rượu, sau đó phơi khô ở nơi râm mát trong 3 tháng liên tục. Sử dụng xương sống còn tươi hoặc còn tủy rất nguy hiểm, có thể làm hại đến thận, gan.

Sau khi làm sạch cưa xương thành nhiều đoạn ngắn, chẻ nhỏ, xương nhỏ thì đập vỡ rồi mang nấu với giấm trong vài phút. Sau đó vớt xương ra cho vào vại, đổ nước rồi đánh đều tay để làm sạch tất cả thịt, tủy và gân còn sót lại.

Ở vùng núi, người dân thường cho xương vào rọ, đem ra suối ngâm khoảng 2 – 3 tháng để rửa hết thịt, gân. Sau đó lại phơi trong bóng râm khoảng 3 – 4 tháng đến khi ngửi xương không còn mùi nữa là được. Đây cách tối ưu nhất cho bộ xương sạch, chất lượng.

Tẩm sao xương Hổ:

Dùng trấu, cát chà xương cho sạch bóng, rửa kỹ rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. Cưa xương thành từng đoạn nhỏ khoảng 5 – 6 cm, chẻ thành 2 – 3 mảnh nhỏ, xương nhở thì đập giập, rửa sạch, sấy hoặc phơi khô.

Tùy theo từng địa phương, có nơi tẩm Cao hổ cốt với rau cải, nước lá trầu không, sao bằng mỡ dê, ngâm với nước sắc Khương hoàng và Hùng hoàng, ngâm giấm, rồi cho vào sao với cát, sau đó lại sao bằng mỡ dê, tùy theo từng địa phương.

Cô đặc Cao hổ cốt:

Theo đúng quy chuẩn, nấu Cao hổ cốt cần có 5 bộ xương hổ. Cứ một một bộ xương đã sơ chế sẽ nấu được khoảng hơn 200 g cao.

Bình nước canh cô đặc cao gồm 5 lớp bao gồm: Trấu mới, than xương, một loại dược liệu có khả năng khử tủy xương, cát thô và sỏi thô. Khi cô cao, chỉ đổ cao khi cao chuyển sang giai đoạn bọt cao nhỏ, nếu không cao sẽ bị nhão do đặc tính hút ẩm rất mạnh.

Trong hầu hết các trường hợp, Cao hổ cốt không thể cô đặc nguyên chất, bởi vì không thể đúc khuôn được. Do đó trong nhiều trường hợp, người ra sẽ pha thêm xương Sơn dương với tỷ lệ 5 xương Hổ, 1 xương Sơn dương.

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người nấu cao có thể bổ sung thêm thành phần tùy ý. Ví dụ nếu chế cao Hổ để điều trị các bệnh gân cốt, có thể gia thêm một cân Mộc qua, 1 kg Thiên niên kiện dưới dạng dược liệu thô. Nếu nhằm tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, người ta thường thêm yếm mai Rùa, gạc Hươu, Nai.

Tác dụng:

Theo y học hiện đại

Calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, kích thích và co bóp cơ tim…

Collagen có tác dụng: tăng cường độ đàn hồi của da, nhanh lành sẹo, giúp xương khớp, tóc, móng, trở nên chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng…

Ngoài ra, Cao hổ cốt còn có tác dụng: chống viêm, giảm đau, an thần, nhanh làm liền xương…

Theo Y học cổ truyền

Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn, cay, hơi tanh.

Quy vào kinh Thận và Can.

Bổ thận, tráng dương, giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…

Dùng để chữa các chứng đau nhức, tê thấp, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể, loãng xương…

Các bạn đã trả lời được câu hỏi “Cao hổ có tác dụng gì?” rồi chứ

Giá cao hổ cốt là bao nhiêu?

Giá của Cao hổ 100% trên thị trường hiện nay được chào bán khoảng 15 – 20 triệu/ lạng – và chỉ bán cho người thân quen chứ không bán khách lạ

Giá chúng quá cao như vậy chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp chữa bệnh khác nhé

So sánh với phương pháp khác

Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng, cũng là nhóm bệnh có tỉ lệ đến khám, điều trị ngoại trú cao nhất là tại các cơ sở khám bệnh y học cổ truyền (tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM chiếm 54% bệnh nhân khám ngoại trú).

Đây là những chứng bệnh khó điều trị, dễ để lại di chứng vận động nặng nề nên nhiều người đã bằng mọi cách, kể cả bỏ số tiền lớn hàng chục triệu đồng để mau cao hổ uống. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh xương khớp thường đòi hỏi lâu dài, kiên trì, một vài lạng cao hổ cũng không thể giải quyết được bệnh.

Theo Y học cổ truyền, người viêm đau xương khớp có những triệu chứng đau, sưng, tê buốt, biến dạng tại các khớp, hạn chế vận động với biểu hiện đau, tê, chói buốt hoặc sưng, nóng, đỏ ở các khớp, bắp thịt và hạn chế vận động. Điều trị nhằm loại trừ tà khí, hành khí hoạt huyết thông kinh lạc và bổ can thận hư.

Điều trị bệnh cơ xương khớp cần phối hợp toàn diện, phối hợp dùng thuốc và các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc rất phong phú và hầu như có thể áp dụng trên mọi người bệnh. Nổi bật có phương pháp châm cứu. Thêm nữa, các trị liệu theo y học hiện đại hiện cũng có kết quả khả quan nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Cao hổ cốt là một loại cao đặc biệt trị bệnh xương cốt, giảm đau, bổ dưỡng…. Tuy nhiên, những lời thêu dệt về hiệu quả “thần kỳ” chữa “bách bệnh” của loại cao này như: chữa các bệnh ung thư, HIV…là không có cơ sở khoa học.

Tạm kết

Sự quý hiếm của loại động vật này và sự đồn thổi về hiệu quả của nó đã khiến một bộ phận những người xấu lợi dụng cơ hội đó để nấu cao giả đem bán cho người bệnh. Vì vậy, việc mua cao hổ cốt thật là rất khó…

Hành vi giết mổ và nấu cao động vật quý hiếm là hành vi phạm tội quy định tại Điểm a Khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Những người mua cao động vật về dùng thuộc vào hành vi khách quan của cấu thành tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *