Hổ – chúa sơn lâm nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi môi trường sống đang bị thay đổi và sự săn bắt của con người. Loài hổ được biết đến rất nhiều với cao hổ (dùng bộ xương để nấu) và bánh chè hổ (tin đồn để chữa các bệnh xương khớp). Trong bài viết này hãy cùng ngungtaonghiep.com tìm hiểu Cao hổ có tác dụng gì? giá cao hổ cốt là bao nhiêu?

Contents

Cao hổ có tác dụng gì?

Cao hổ có tác dụng gì?
Hình ảnh những miếng cao được làm từ hổ

Tác dụng:

Theo y học hiện đại

Calci rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, kích thích và co bóp cơ tim…

Collagen có tác dụng: tăng cường độ đàn hồi của da, nhanh lành sẹo, giúp xương khớp, tóc, móng, trở nên chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng…

Ngoài ra, Cao hổ cốt còn có tác dụng: chống viêm, giảm đau, an thần, nhanh làm liền xương…

Theo Y học cổ truyền

Cao hổ cốt tính ấm, vị mặn, cay, hơi tanh.

Quy vào kinh Thận và Can.

Bổ thận, tráng dương, giảm đau, trừ phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng cường sinh lý…

Dùng để chữa các chứng đau nhức, tê thấp, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể, loãng xương…

Các bạn đã trả lời được câu hỏi “Cao hổ có tác dụng gì?” rồi chứ

Thành phần hóa học

Trong Hổ cốt (xương Hổ) có chứa các thành phần như:

  • Calcium Phosphate
  • Calcium Carbonat
  • Collagen
  • Magiesium Phosphat
  • Mỡ
  • Gelatin
  • 17 Amino Acid
  • Canxi
  • Protein
  • Photpho
  • chất keo

Ngoài ra, thành phần đạm toàn phần trong Cao hổ cốt rất cao do lượng Acid Amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác.

Giá cao hổ cốt là bao nhiêu?

Cao hổ giá bao nhiêu tiền
Cao hổ giá bao nhiêu tiền

Giá của Cao hổ 100% trên thị trường hiện nay được chào bán khoảng 15 – 20 triệu/ lạng – và chỉ bán cho người thân quen chứ không bán khách lạ

Giá chúng quá cao như vậy chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp chữa bệnh khác nhé

So sánh với phương pháp khác

Bệnh cơ xương khớp là nhóm bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng, cũng là nhóm bệnh có tỉ lệ đến khám, điều trị ngoại trú cao nhất là tại các cơ sở khám bệnh y học cổ truyền (tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM chiếm 54% bệnh nhân khám ngoại trú).

Đây là những chứng bệnh khó điều trị, dễ để lại di chứng vận động nặng nề nên nhiều người đã bằng mọi cách, kể cả bỏ số tiền lớn hàng chục triệu đồng để mau cao hổ uống. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh xương khớp thường đòi hỏi lâu dài, kiên trì, một vài lạng cao hổ cũng không thể giải quyết được bệnh.

Điều trị bệnh cơ xương khớp cần phối hợp toàn diện, phối hợp dùng thuốc và các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc rất phong phú và hầu như có thể áp dụng trên mọi người bệnh. Nổi bật có phương pháp châm cứu. Thêm nữa, các trị liệu theo y học hiện đại hiện cũng có kết quả khả quan nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Cao hổ cốt là một loại cao đặc biệt trị bệnh xương cốt, giảm đau, bổ dưỡng…. Tuy nhiên, những lời thêu dệt về hiệu quả “thần kỳ” chữa “bách bệnh” của loại cao này như: chữa các bệnh ung thư, HIV…là không có cơ sở khoa học.

Hành vi giết mổ và nấu cao động vật quý hiếm là hành vi phạm tội quy định tại Điểm a Khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Những người mua cao động vật về dùng thuộc vào hành vi khách quan của cấu thành tội phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *