Để bảo vệ đa dạng sinh thái trước nguy cơ nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều hình thức bảo vệ các loài bằng nhiều biện pháp trong đó có ban hành các điều luật, quy định cụ thể và khung hình phạt nghiêm khắc. Cùng Ngưng tạo nghiệp tìm hiểu các bạn nhé

Contents

1. Quy định chung

Theo điều 190, luật hình sự năm 1999

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2. Cụ thể

Theo luật Hình sự năm 2015.

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;

g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Bộ luật Hình sự (2009) sửa đổi, bổ sung điều 190

Luật này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010

  • Điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  • Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.

Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (2004)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005.

  • Những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Luật Đa dạng Sinh học (2008)

Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.

  • Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn.

Các thông tư hướng dẫn việc thực thi pháp luật như:

– Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm.

– Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

– Nghị định 99/2009/ND-CP ngày 2/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

– Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ ĐVHD. Theo đó, những hành vi vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.

– Thông tư Liên tịch 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

3. Danh mục loài động vật nguy cấp, quý hiếm cần bảo vệ

1. Thực vật

Ngành hạt trần, lớp thông:

  • Họ Hoàng đàn gồm Bách đài loan,Sa mộc dầu, Thông nước, Bách vàng việt, Hoàng đàn; họ thông gồm Du sam đá vôi, Thông đỏ nam (Thông đỏ lá dài, Thanh tùng), Vân sam phan si păng

Ngành hạt kín, lớp hai lá mần:

  • Họ Dầu gồm gồm Chai lá cong (Sao lá cong), Kiền kiền phú quốc, Sao hình tim, Sao mạng cà ná; Họ Hoàng liên gai gồm Hoàng liên gai lá dài, Hoàng liên gai lá mốc (Hoàng liên gai, Hoàng liên ba gai, Tiểu nghiệt bá), Hoàng liên gai lá nhỏ; họ Mao lương gồm: Hoàng liên chân gà, Hoàng liên bắc; họ Ngũ gia bì: Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất), Tam thất hoang, Sâm ngọc linh tự nhiên

Ngành hạt kín lớp hành:

  • Họ Lan gồm Lan hài chai (Lan vân hài), Lan hài xanh, Lan hài chân tím (Lan hài trần liên), Lan hài trân châu, Lan hài hằng, Lan hài đỏ (Lan hài hồng), Lan hài tam đảo, Lan hài thăng hen (Lan hài hêlen)

2. Động vật

Lớp thú:

  • Bộ da cánh da, họ Chồn dơi: Chồn bay (Cầy bay); bộ linh trưởng, họ cu li gồm Cu li lớn, Cu li nhỏ; bộ linh trưởng, họ Khỉ gồm Voọc bạc đông dương, Voọc bạc trường sơn, Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng), Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng), Voọc đen má trắng, Voọc mông trắng, Voọc chà vá chân đen, Voọc chà vá chân đỏ (Voọc chà vá chân nâu), Voọc chà vá chân xám, Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng), Voọc đen má trắng, Voọc mông trắng, Voọc mũi hếch, Voọc xám; bộ linh trưởng, họ Vượn gồm Vượn đen má hung (Vượn đen má vàng), Vượn đen má trắng, Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít), Vượn đen tuyền tây bắc, Vượn má vàng trung bộ, Vượn siki.

Lớp thú, Bộ thú ăn thịt gồm:

  • Họ Chó có Sói đỏ (Chó sói lửa); Họ Gấu gồm Gấu chó, Gấu ngựa; Họ Chồn gồm Rái cá lông mũi, Rái cá lông mượt, Rái cá thường, Rái cá vuốt bé; Họ Cầy gồm Cầy giông đốm lớn, Cầy vằn bắc, Cầy gấm, Cầy mực (Cầy đen); Họ Mèo gồm Báo gấm, Báo hoa mai, Báo lửa (Beo lửa, Beo vàng), Hổ, Mèo cá, Mèo gấm.

Lớp thú, bộ có vòi, Họ Voi: Voi

Lớp thú, bộ móng guốc ngón lẻ, họ Tê giác: Tê giác một sừng

Lớp thú, bộ móng guốc ngón chẵn:

  • Họ Hươu nai gồm Hươu vàng, Hươu xạ, Mang lớn, Mang trường sơn, Nai cà tong; Họ Trâu bò: Bò rừng, Bò tót, Bò xám, Sao la, Sơn dương

Lớp thú:

  • Bộ Tê tê, Họ Tê tê gồm Tê tê java, Tê tê vàng; bộ thỏ, Họ Thỏ rừng là Thỏ vằn; bộ cá voi, Họ Cá heo là Cá heo trắng trung hoa; bộ Hải ngưu, Họ Cá cúi là Bò biển

……….

3. Giống Cây trồng:

Loài Lúa:

  • Giống Chiêm đá Quảng Ninh, Giống Dự nghểu Hòa Bình, Giống Lúa Chăm biển, Giống Hom mùa Hải Phòng, Giống Tẻ tép, Giống Cút (chiêm cút), Giống Chiêm cườm, Giống Nếp hạt mây, Giống Chiêm bầu

Loài Ngô:

  • Giống Tẻ trắng hà chua cay

Loài Khoai môn:

  • Giống Mắc phứa hom (khoai môn ruột vàng)

……..

4. Giống vật nuôi

Loài Lợn:

  • Giống lợn ỉ, Giống lợn ba xuyên, Giống lợn hung, Giống lợn mường lay

Loài Gà sao:

  • Giống gà sao vàng

Loài Vịt xiêm:

  • Giống ngan sen

4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm hiện nay

Theo điều 244, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được hiểu:

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm là hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của loại động vật đó.

Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trong định nghĩa trên được hiểu là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường nhưng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, bao gồm:

– Động vật thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Xem: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ).

– Động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài dộng vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể lóp thú, 07 cá thể lớp chim, bò sát, 10 cá thể động vật lớp khác trở lên (thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) hoặc dưới mức này nhưng chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi được quy định tại điều luật này mà chưa được xoá án tích.

+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

+ Hình phạt tội vi phạm bảo vệ động vật hoang dã: Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thế lớp thủ, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 244 BLHS;

– Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sát trở lên hoặc 21 cả thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều 244 BLHS;

– Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cả thề voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;

– Ngà voi có khối lượng 90 kg trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kg trở lên.

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khung hình phạt đối vớỉ pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1, thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;

– Nếu hành vi phạm tộỉ thuộc khoản 2 (các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k), thì bị phạt tiền từ 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng;

– Phạm tội thuộc khoản 3, thì bị phạt tiền từ 10 tỉ đồng đến 15 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

– Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

– Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 600 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động

– Gây thiệt hại về tài sản từ 50 triệu đồng trở lên;

– Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 m2 trở lên.

Điều luật không đòi hỏi hậu quả trên đây nếu chủ thể đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đã bị kết án về một trong những hành vi được quy định, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

+ Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội có thể là cố ý hoặc vô ý.

Chung tay Ngưng tạo nghiệp cam kết nói KHÔNG với hành vi tiêu thụ trái phép các sản phẩm từ động vật hoang dã

>>>Xem thêm: Sách đỏ hay Sách đỏ IUCN là gì?

ĐÁNH GIÁ post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *