nghiepChủ đề xuyên suốt của chúng ta là “Chiến dịch Ngưng tạo nghiệp“, vậy trước hết chúng ta phải định nghĩa được khái niệm nghiệp. Từ cơ sở đó chúng ta mới hình dung được rõ ràng ý nghĩa của chiến dịch này. Cùng chúng tôi dõi theo bài viết nhé

Contents

Nghiệp là gì?

Nghiệp theo phật giáo nói đầy đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. Chính thói quen đó có sức mạnh chi phối, cuốn hút chúng ta làm theo. Nói đến nghiệp là nói đến sự toàn quyền quyết định của chúng ta, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạtsắp đặt, mà chính ta là chủ nhân của bao điều họa phúc.

Nghiệp cũng chia theo ý nghĩa và đối tượng. Về ý nghĩa nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp ác, về đối tượng xem tiếp các bạn nhé

Nghiệp theo đối tượng

Theo gia tiên, dòng họ là gì?

Theo tâm linh mỗi hành động của chúng ta đều ảnh hưởng tới vạn vật và trời đất, để tranh nghiệp có lẽ con đường tu hành là tốt nhất. Tuy nhiên điều này không khả thi, mỗi con người qua nhiều đời sinh ra trong một dòng họ, đều mang nghiệp của dòng họ đó và bản thân. Tất cả các dòng họ đều có nghiệp,  dựa vào điều đó khi đi xem bói nhiều thầy sẽ phán rằng dòng họ này nghiệp nặng  hay nhẹ,

Bạn đừng quá lo lắng vì nghiệp nào đều có thể giải được chỉ cần thời gian và tâm hồn hướng thiện.

Nghiệp do chính bản thân mình tạo ra

Theo nhà Phật khi con người sinh ra và chết đi thì chỉ có thể mang theo duy nhất 2 thứ đó chính là nghiệp và đức. Con người được sinh ra sẽ mang trong mình 2 trường năng lượng, chính là đức và nghiệp. Tùy vào mức độ đức và nghiệp thì trường năng lượng đó sẽ có thể lớn hơn hoặc ít hơn trường năng lượng còn lại.

Xác thịt, cơ thể con người tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn của con người lại tồn tại bất diệt. Linh hồn con người sẽ chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghiệp cũng vậy. Vì thế từ khi sinh ra các bạn có thể đã mang nghiệp trong mình từ kiếp trước rồi. Chứ không phải chỉ tính nguyên nghiệp trong kiếp này. Nghiệp cũng được tích tụ chuyển qua rất nhiều kiếp của mỗi con người nên kiếp này chúng ta phải trả giá cho kiếp trước thì cũng không có gì là lạ cả. Do đó chúng ta phải hóa giải nghiệp chướng..

Trong Kinh A Hàm Phật dạy: “Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay”.

Như ở trên đã nói vì sao người Phật tử tại gia, người tu hành lại ít nghiệp. Họ phải tuân thủ ít nhất 05 giới luật

1- Không sát sinh hại vật:

Trước tiên là không được giết người, vì ai cũng tham sống sợ chết, nếu giết người thì mạng phải đền mạng theo luật pháp xã hội. Đó là lẽ công bằng về nhân quả giết hại. Không sát sinh những con vật lớn như trâu bò heo chó gà vịt….

  • Một là tự tay mình giết
  • Hai là xúi bảo người khác giết
  • Ba là hoan hỷ vui vẻ khi nghe thấy người khác giết hại.

Cả ba trường hợp trên đều tạo ra ác nghiệp

2- Không trộm cướp lừa gạt người khác

Từ một cây kim cho tới ngọn cỏ nếu không được sự cho phép của người mà ta tự lấy là phạm tội trộm cướp. Trộm là lén lấy, cướp là công khai giành giựt lấy trước mặt mọi người. Cho nên trộm hay cướp giựt, hoặc lừa gạt để mà lấy, cho đến trốn thuế cũng đều gọi là trộm cướp.

3- Không tà dâm:

Người Phật tử khi lớn khôn có quyền lấy vợ lấy chồng theo luật pháp nhà nước cho phép tuổi từ 18 trở lên, nếu dưới 18 tuổi mà tự ý lấy nhau là phạm luật sẽ bị tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Nếu sau khi lập gia đình rồi mà mình còn đi ngoại tình với người khác là phạm tội tà dâm. Vì đó là nguyên nhân gây mất hạnh phúc gia đình người khác, làm cho gia đình tan vỡ, là nhân gây đau khổ cho mình và gia đình người, chính vì lòng từ bi thương xót chúng ta mà Phật cấm.

4- Không nói dối hại người:

Nói dối có bốn trường hợp phạm tội.

Chuyện có nói không, chuyện không nói có, cốt để lừa gạt lấy tiền của người khác. Nói lời nặng nề hoặc mắng chửi, vu oan giá họa cho người. Dùng lời nói ngọt ngào để dụ dỗ người khác. Nói đâm thọc làm cho đôi bên bất hòa thù oán nhau, đến người này nói xấu người kia và ngược lại.

5- Không uống rượu say sưa

Người Phât tử chân chính phải giữ gìn năm giới vì lòng từ bi, sợ chúng ta vi phạm thì bị quả báo xấu ác, làm khổ đau cho mình và người khác. Cho nên, nếu ai giữ tròn năm giới thì sẽ được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Đó là chúng ta biết tu giới.

Cách hóa giải nghiệp chướng?

Hóa giải oán hận với người khác

Sống là con người hiếm ai có thể hữu hảo, vừa lòng tất cả mọi người. Người sống ở trên đời thì sẽ kết không ít oan nghiệt, đó là điều không thể thiếu. Vậy phải làm sao có thể tiêu tai giải nạn và cởi bỏ những nút thắt oán hận này?

Thường xuyên sám hối, niệm phật hàng ngày

Bản chất đây là hành động tu tâm. Người mà có tâm không lành, muốn giải nghiệp chướng nhưng vẫn làm ra những việc ác, sai trái thì dù có đọc bao nhiêu kinh Phật , bái bao nhiêu Phật thì cũng không thể thoát được nghiệp chướng do mình gây ra. Khi tâm người ta trong sáng tự nhiên hành động cũng sẽ trong sáng từ đó hóa giải được nghiệp

Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau

Nếu chỉ sám hối hay niệm Phật bằng miệng nhưng tay chân đầu óc lại vẫn làm ra những hành động xấu xa, tâm vẫn nảy sinh những suy nghĩ hại người thì rất khó để có thể giải trừ được nghiệp chướng như bản thân mong muốn.

Phóng sinh động vật bên bờ vực cái chết

Chúng ta hay nghe câu “Cứu một mạng người hơn xây 7 ngôi chùa”. Với các loài vật khác cũng vậy, dù không thể đem so sánh với việc cứu người nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp trước những cái chết đau đớn cũng sẽ mang lại cho bạn phước lành lớn lao. Phóng sinh một lần mà phúc báo đời đời, nghiệp lành cũng được khai nở từ đó.

Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh

Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cách duy nhất để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ. Bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Có thể nói đây là phương pháp tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất.

Báo ứng của nghiệp

Nghiệp hiện hành tái tạo:

Nghiệp có năng lực mạnh lúc chết, liền sau khi chết phải thụ sinh vào cõi lành hay cõi dữ tùy theo nghiệp. Thường thường, tư tưởng cuối cùng của một người ảnh hưởng bởi phẩm hạnh của người ấy trong suốt đời sống, nhưng cũng có khi hoàn cảnh ngoại lai ảnh hưởng đến người ấy lúc lâm chung, làm cho tư tưởng người ấy biến đổi.

Tư tưởng cuối cùng ấy tạo điều kiện cho sự tái sinh kế tiếp, trong trường hợp này, đời sống hàng ngày không ảnh hưởng đến sự tái sinh, nhưng nó vẫn không mất, và sẽ xuất hiện vào lúc khác; những sự thay đổi này đã giải thích vì sao trong một gia đình, các người con tính nết không giống nhau.

Nghiệp trợ duyên:

Nghiệp hiện hành tái tạo khi có nghiệp quá khứ chen vào để trợ lực hay duy trì gọi là nghiệp trợ duyên.

Nghiệp phản duyên:

Nghiệp hiện hành tái tạo khi có nghiệp quá khứ chen vào để làm suy giảm hay cản trở, gọi là nghiệp phản duyên.

Nghiệp tiêu diệt:

Khi nghiệp hiện hành tái tạo bị nghiệp quá khứ mạnh và ngược chiều, có thể tiêu diệt hoàn toàn nghiệp hiện hành đáng lẽ trổ quả, nên còn được gọi là nghiệp vô hiệu lực.

Chúng ta có những hiểu biết cơ bản về nghiệp. Trong phạm trù của chiến dịch hãy cùng Ngưng Tạo Nghiệp dùng các hành động sử dụng, buôn bán ngà voi, tê tê nói riêng và các động vật hoang dã nói chung các bạn nhé. Hãy cùng tạo phúc trừ nghiệp

>>>Tìm hiểu thêm về chiến dịch: Ngưng tạo nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *